Thanh toán online, thanh toán quốc tế dường như đang nở trong những năm gần đây khi nhu cầu mua sắm tại các trang thương mại điện tử trong nước và quốc tế ngày càng gia tăng. Nhu cầu sử dụng các tài khoản thanh toán cũng theo đó mà tăng lên và các dịch vụ thanh toán như Payoneer ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu đó của khách hàng. Vậy Payoneer là gì? Cách đăng ký tài khoản Payoneer như thế nào? Hãy cùng OnOnPay tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
Payoneer là gì?
Payoneer là công ty thương mại điện tử cung cấp các giải pháp thanh toán dành cho các khách hàng cá nhân và doanh nghiệp có nhu cầu về dịch vụ thanh toán quốc tế. Payoneer được thành lập năm 2005 tại Mỹ với mục tiêu thúc đẩy thương mại toàn cầu thông qua việc kết nối các cá nhân, doanh nghiệp và quốc gia thông qua nền tảng thanh toán xuyên quốc gia
Thẻ Payoneer là thẻ do công ty Payoneer phát hành. Thẻ Payoneer giống như thẻ Mastercard, có hình thức giống thẻ ATM thông thường, có liên kết với tài khoản Payoneer. Khách hàng dùng ài khoản Payoneer để thanh toán còn thẻ Payoneer thì để rút tiền.
Tính năng của Payoneer
Khách hàng có thể sử dụng Payoneer với các tính năng hữu ích cho người sử dụng như sau:
- Khách hàng có thể sử dụng tài khoản Payoneer thanh toán các giao dịch quốc tế online khi thực hiện mua sắm trên các trang thương mại điện tử như Amazon, eBay hay đặt khách sạn trên Booking.com, hay nhận thanh toán từ các trang web việc làm cho freelancer như Upwork, Freelancer, Elance, Fiverr,…
- Khách hàng có thể rút tiền bằng thẻ Payoneer: Thẻ Payoneer cho phép khách hàng sử dụng có thể nhận tiền từ các tài khoản US của các công ty Mỹ hoặc tài khoản UK của các công ty châu Âu.
Đặc biệt, Payoneer cung cấp Tài khoản tiếp nhận địa phương Payoneer – Global Payment Service. Với tài khoản này, khách hàng có thể đơn giản hóa việc chấp nhận thanh toán bằng đô la Mỹ, Canada, Úc, Euro, bảng Anh, đồng Yên Nhật và nhân dân tệ Trung Quốc với chi phí chuyển đối thấp.
Ưu nhược điểm của Payoneer
Ưu điểm của Payoneer
- Payoneer đã và đang hỗ trợ thanh toán toàn cầu vì vậy khách hàng có thể dễ dàng thực hiện thanh toán tại hơn 200 quốc gia với hơn 100 loại tiền tệ khác nhau trên toàn thế giới.
- Khách hàng dễ dàng thực hiện rút tiền từ nước ngoài về Việt Nam bằng thẻ Payoneer, khách hàng cũng có thể sử dụng thẻ payoneer ở bất cứ nơi nào tại Việt Nam chấp nhận thanh toán bằng thẻ MasterCard hoặc khách hàng cũng có thể rút tiền mặt từ các cây ATM ở Việt Nam.
- Thời gian nhận tiền và chuyển tiền vô cùng nhanh chóng. Với Payoneer chỉ sau 2 đến 4 ngày khớp lệnh là tài khoản của khách hàng đã có tiền. Đây được xem là ưu điểm lớn thu hút khách hàng sử dụng của Payoneer.
- Khách hàng sử dụng tài khoản Payoneer thì chi phí nhận tiền cũng như rút tiền thấp hơn so với Paypal. Với Payoneer khách hàng chỉ mất phí là 1% lúc nhận và 2% lúc rút về ngân hàng Việt Nam.
- Khách hàng sử dụng Payoneer không bị giới hạn tài khoản như Paypal
- Độ bảo mật của tài khoản Payoneer rất cao, vì vậy khách hàng sử dụng hoàn toàn có thể yên tâm về mọi thông tin cá nhân cũng như tài sản trong tài khoản trước sự xâm phạm của các hacker chuyên nghiệp.
- Khách hàng có thể sử dụng tài khoản Payoneer để thanh toán Facebook ads một cách linh hoạt mà không mất phí chuyển đổi, đồng thời khách hàng cũng không bị thu bất ky khoản phí nào.
- Với đội ngũ nhân viên hỗ trợ, tư vấn nhiệt tình, Payoneer luôn cùng khách hàng tìm ra cách giải quyết những vướng mắc, khó khăn mà khách hàng gặp phải một cách chuyên nghiệp.
- Ứng dụng Payoneer hỗ trợ người dùng cả ở hệ điều hành iOS và Android nên vô cùng tiện lợi cho người sử dụng.
Nhược điểm của Payoneer
- Thẻ ATM được chuyển từ Mỹ về Việt Nam do đó thời gian khách hàng chờ nhận thẻ thường khá lâu, mất khoảng 2-4 tuần. Thời gian đăng ký và xác thực thông tín cũng mất khá nhiều
- Mặc dù độ bảo mật của Payoneer được đánh giá cao và chưa từng xảy ra bất kỳ trường hợp sai lầm nào, tuy nhiên các chuyên gia nhận định về độ bảo mật của Payoneer vẫn còn kém hơn so với Paypal.
- Payoneer không hỗ trợ nhiều email thanh toán như Paypal.
- Khách hàng không thể tự ý thay đổi thông tin ngân hàng, không tự cập nhật, thêm, xóa hay sửa thông tin.
- Payoneer hiện không hỗ trợ các đối tượng như: trò chơi trực tuyến, tổ chức phi lợi nhuận, tiền ảo, dược phẩm, giao dịch ngoại hối, kiều hối, lãi suất.
Cách đăng ký tài khoản Payoneer chi tiết A-Z
Bước 1: Khách hàng truy cập vào website https://www.payoneer.com/vi/ để thực hiện đăng ký.

Khách hàng chọn “Đăng ký” để thực hiện khai báo thông tin.
Bước 2: Khách hàng hoàn thành thông tin cá nhân vào Form như hình.
- Khách hàng chọn Cá nhân/ Công ty
- Điền tên và họ, nhập địa chỉ email và ngày sinh.

Bước 3: Khai báo chi tiết liên hệ:

- Quốc gia: Chọn quốc gia của khách hàng
- Địa chỉ: Khách hàng điền địa chỉ liên hệ, gồm 2 dòng, mỗi dòng không quá 30 ký tự
- Thành phố: Khách hàng điền thành phố sinh sống hiện tại.
- Mã bưu chính: là mã bưu điện gồm 6 số theo địa chỉ của khách hàng
- Số điện thoại: Khách hàng nhập chính xác số điện thoại của mình.
Lưu ý: Thông tin đăng ký của khách hàng phải chính xác để còn xác minh thông tin và nhận thẻ.
Bước 4: Hoàn thành thông tin bảo mật

- Khách hàng tạo tên đăng nhập và mật khẩu đăng nhập để truy cập vào tài khoản.
- Khách hàng lựa chọn câu hỏi bảo mật và điền câu trả lời để trong trường hợp quên mật khẩu, hệ thống sẽ sử dụng câu hỏi bảo mật để xác nhận thông tin.
- Giấy tờ tùy thân: Khách hàng có thể chọn chọn CMND, Bằng lái xe hoặc Hộ chiếu
Lưu ý:
- Khách hàng chọn loại giấy tờ nào để đăng ký thì payoneer sẽ yêu cầu khách hàng gửi ảnh xác minh bằng giấy tờ đó.
- CMND ghi sai sau này sẽ bị khóa tài khoản.
- Mật khẩu được tạo phải ít nhất 7 ký tự và bao gồm ít nhất 1 số
Bước 5: Hoàn thành đăng ký
Khách hàng điền thông tin liên quan đến thẻ Payoneer của mình
- Loại tài khoản: Khách hàng chọn loại tài khoản Cá nhân/ Doanh nghiệp
- Quốc gia ngân hàng: Khách hàng ở Việt Nam sẽ chọn Việt Nam
- Tiền tệ: Loại tiền tệ sẽ mặc định theo quốc gia mà khách hàng chọn
- Tên ngân hàng: Tên Ngân hàng mà khách hàng liên kết bằng tiếng anh: khách hàng tra Google hoặc vào website ngân hàng sử dụng để lấy.
- Tên tài khoản: Họ tên đầy đủ của khách hàng
- Số tài khoản ngân hàng: Là số tài khoản ngân hàng của khách hàng tại ngân hàng đã chọn ở trên
- SWIFT CODE: Khách hàng có thể tìm kiếm trên Google, website ngân hàng để lấy
- Tên Chi nhánh: Là nơi khách hàng làm thẻ ngân hàng.
Sau khi điền đủ thông tin, khách hàng tích chọn đồng ý với các điều khoản và đồng ý với gái và phí, sau đó chọn “Gửi”. Như vậy khách hàng đã hoàn thành đăng ký.
Xem xét
Với tên đăng nhập và mật khẩu đã tạo ở phần đăng ký khách hàng có thể đăng nhập vào tài khoản Payoneer của mình.
Sau khi đăng nhập, khách hàng phải hoàn thành 2 câu hỏi bảo mật, khách hàng phải ghi nhớ cầu hỏi bảo mật để sau này có thể thực hiện đổi mật khẩu, chuyển tiền hay rút tiền một cách dễ dàng.

Yêu cầu Thẻ.
Bước 1: Khách hàng chọn vào phần “Yêu cầu thẻ” để đặt và nhận thẻ.
Việc đặt thẻ và nhận thẻ của khách hàng là hoàn toàn miễn phí.

Bước 2: Khách hàng điền đầy đủ thông tin theo yêu cầu

Khách hàng điền chính xác địa chỉ để có thể nhận thẻ nhanh nhất. Sau khi điền đầy đủ thông tin và chọn đồng ý với các điều khoản, khách hàng chọn”Đặt thẻ”.
Sau khi đăng ký tài khoản và đặt thẻ, khách hàng sẽ chờ đợi trong vòng từ 2 đến 4 tuần để có thể nhận thẻ. Hiện nay, Payoneer hợp tác với dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế DHL và chuyển phát bưu điện Việt Nam VNpost để gửi thẻ về tận tay khách hàng. Khi thẻ được ship đi khách hàng sẽ nhận được email thông báo và khách hàng có thể theo dõi được thẻ của mình đang ở đâu để có thể chủ động lấy thẻ khi cần gấp.
Như vậy, trên đây là những thông tin giúp khách hàng hiểu rõ Payoneer là gì cũng như ưu nhược điểm của tài khoản Payoneer và cách đăng ký tài khoản Payoneer. Hy vọng khách hàng có thể hiểu rõ về tài khoản thanh toán quốc tế này giúp khách hàng dễ dàng trong việc kiếm tiền online hay thanh toán mua hàng trực tuyến một cách nhanh chóng.