Mã OTP được ngân hàng áp dụng rộng rãi khi khách hàng thực hiện những giao dịch trực tuyến qua Internet Banking, Mobile Banking giúp bảo vệ tài khoản cho chính khách hàng. Tuy nhiên, không phải khách hàng nào cũng hiểu rõ về mã OTP cũng như chức năng của nó để hiểu được tầm quan trọng của mã OTP. Vậy OTP là gì? Chức năng của mã OTP là gì? Những lưu ý khi sử dụng mã OTP. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé!
OTP là gì?
OTP là viết tắt của One Time Password có nghĩa là mật khẩu sử dụng một lần. Đây là hình thức bảo vệ hai lớp được sử dụng trong hầu hết các giao dịch nhằm mục đích xác minh giao dịch, bảo vệ tài khoản. Mã OTP là dãy gồm các ký tự hoặc chữ số được ngân hàng/ ví điện tử tạo ra thường gửi qua SMS số điện thoại hoặc email của khách hàng, chỉ thường tồn tại trong một thời gian ngắn, sau thời gian này mã sẽ không còn hiệu lực với bất kỳ giao dịch nào cả.
Chức năng của mã OTP
Mã OTP bản chất như là mật khẩu bảo mật thứ hai nhằm bảo vệ tài khoản ngân hàng của khách hàng. Thông qua việc nhập mã OTP được gửi về SMS số điện thoại của khách hàng để xác minh giao dịch không những an toàn cho mỗi giao dịch mà còn đảm bảo bảo vệ tối đa nhất tài khoản của khách hàng. Hơn thế nữa, mỗi mã OTP chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định và không quá lâu. Như vậy, nếu khi khách hàng không may bị lộ thông tin đăng nhập vào tài khoản ngân hàng và mã OTP cũ thì kẻ gian cũng không thực hiện giao dịch nhằm chiếm đoạt tài sản của chủ ngân hàng. Đồng thời, khách hàng có thời gian liên hệ với ngân hàng để khóa tài khoản của mình.
Ngược lại, với trình độ cao của các thủ phạm công nghệ như hiện nay, nếu các ngân hàng không sử dụng mã bảo mật OTP thì thông tin của khách hàng dễ dàng bị đánh cắp. Các hacker sẽ dễ dàng tấn công tài khoản của khách hàng để thực hiện các giao dịch nhằm chiếm đoạt tài sản. Như vậy, việc sử dụng mã OTP trong quá trình xác minh các giao dịch là vô cùng quan trọng và cần thiết.
Các loại mã OTP hiện nay
SMS OTP
SMS OTP là mã OTP phổ biến nhất hiện nay. Khi cần xác minh giao dịch, hệ thống sẽ gửi mã OTP qua tin nhắn số điện thoại mà khách hàng đã đăng ký trước đó. Để thực hiện giao dịch, khách hàng phải cung cấp chính xác mã OTP thì giao dịch mới được chấp nhận.
Hình thức SMS thường được ngân hàng áp dụng đối với các giao dịch trong tài khoản của khách hàng và thường được các công ty công nghệ lớn áp dụng như Facebook, Google để bảo vệ tài khoản của khách hàng cũng như bảo mật thông tin tối đa nhất.
Token key
Token key là thiết bị tạo mã OTP. Ở một số ngân hàng, ngân hàng sẽ cấp riêng cho khách hàng token key khi khách hàng đăng ký, tuy nhiên khách hàng sẽ phải trả thêm phí cho thiết bị này.
Token key có thể tự động tạo mã OTP sau mỗi phút mà không cần kết nối internet. Mỗi tài khoản sẽ có một token key riêng và Token key sẽ được ngân hàng đổi sau một thời gian sử dụng nhất định theo quy định của ngân hàng.
Smart OTP
Smart OTP hay còn gọi Smart Token, là phương thức kết hợp giữa SMS OTP và Token key, cho phép người dùng chủ động lấy mã xác thực giao dịch OTP cho các giao dịch trên Internet Banking của ngân hàng nhờ được tích hợp ngay trên ứng dụng của ngân hàng hoặc là tôn tại dưới dạng các app độc lập và được cài đặt từ Play Store hoặc CH Play.
Ứng dụng này được xây dựng và phát triển riêng theo từng ngân hàng. Vì vậy cách sử dụng cũng tùy theo từng app Internet Banking của mỗi ngân hàng.
Cách lấy mã OTP
Khi khách hàng thực hiện giao dịch chuyển tiền, thanh toán hóa đơn,…trực tuyến trên Internet Banking, khách hàng đăng nhập vào tài khoản với tên đăng nhập và mật khẩu đã đăng ký với ngân hàng. Khách hàng chọn loại giao dịch ví dụ như chuyển tiền, sau đó điền đầy đủ thông tin giao dịch bao gồm: Số tài khoản người nhận, hình thức chuyển tiền, số tiền, nội dung,… Ngân hàng sẽ yêu cầu khách hàng kiểm tra lại toàn bộ thông tin một lần nữa và để lấy mã OTP, khách hàng nhấn Lấy mã OTP.
Ngay lập tức , khách hàng sẽ nhận được một tin nhắn qua SMS điện thoại mà khách hàng đã đăng ký với ngân hàng trước đó có chứa mã OTP là đoạn mã bằng số gồm 4 đến 6 ký tự. Khách hàng chỉ cần nhập mã OTP này để hoàn tất giao dịch.
Ngoài ra, khi nhập thông tin thanh toán online sử dụng thẻ tín dụng hay thẻ ghi nợ, mã OTP cũng sẽ được gửi về điện thoại cho bạn.
Lưu ý khi sử dụng mã OTP
Tìm hiểu hình thức nhận mã OTP của ứng dụng đang dùng
Mỗi ứng dụng Internet Banking của mỗi ngân hàng sử dụng hình thức nhận mã OTP khác nhau do mặc định của từng ngân hàng hoặc do khách hàng lựa chọn. Như vậy việc tìm hiểu rõ về chức năng cũng như cách thức hoạt động, cách lấy mã OTP giúp khách hàng hiểu rõ tầm quan trọng cũng như có thể kiểm soát tốt các mã OTP trong từng giao dịch nhằm hạn chế tối đa rủi ro cho tài sản cá nhân của chính khách hàng.
Kích hoạt Smart OTP cho thiết bị
Smart OTP là phương thức OTP được xem là bảo mật tối ưu nhất hiện nay, Smart OTP được tạo ra ngay trên điện thoại của khách hàng và được mã hóa với hệ thống bảo vệ nhiều lớp phức tạp và khó có thể xâm phạm được. Đồng thời khi kích hoạt Smart OTP cho thiết bị khách hàng có thể lấy mã OTP dễ dàng và chủ động.
Không cung cấp mã OTP cho bất kỳ ai
Mã OTP là lớp bảo vệ thứ 2 sau mật khẩu đăng nhập tạo nên độ bảo mật và tính an toàn cho mỗi tài khoản của khách hàng. Bởi vậy, cần đảm bảo mã OTP được gửi về đúng số điện thoại mà khách hàng kiểm soát, tuyệt đối không tiết lộ mã OTP cho người khác.
Luôn giữ thiết bị nhận mã OTP bên mình
Đối với các thiết bị nhận mã OTP như điện thoại hay Token key, khách hàng lưu ý luôn giữ bên mình. Trong trường hợp, khách hàng không may bị mất phải lập tức báo ngay cho ngân hàng để khóa tài khoản. Điều này tránh bị kẻ xấu lợi dụng lấy cắp thông tin ngân hàng , chiếm đoạt tài sản của khách hàng.
Trên đây là toàn bộ thông tin về mã bảo mật OTP, giúp khách hàng dễ dàng hiểu được OTP là gì? có các loại OTP nào? Chức năng và cách lấy ra sao?, từ đó giúp khách hiểu đúng, hiểu đủ về hình thức bảo mật này nhằm bảo vệ tài khoản ngân hàng của mình và hạn chế tối đa rủi ro thất thoát tài sản của bản thân trước kẻ gian.