Cũng như các nước khác, các ngân hàng tại Việt Nam cũng có một thông tin tín dụng được liên thông với nhau. Hệ thống này sẽ hiển thị đánh giá lịch sử tín dụng cá nhân, tổ chức đã dùng các dịch vụ tín dụng của ngân hàng. Và CIC chính là trung tâm thông tin tín dụng này. Vậy CIC là gì mà có sức ảnh hưởng lớn đến vấn đề cho vay vốn của ngân hàng? Làm sao để có thể kiểm tra nợ xấu online của mình thông qua CIC? Đây là câu hỏi được rất nhiều người thắc mắc, bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin đầy đủ để giúp bạn giải đáp các vấn đề đó, chúng ta hãy cùng tham khảo bài viết sau đây nhá.
CIC là gì?
CIC là cụm từ viết tắt của từ Tiếng Anh Credit Information Center hay còn gọi là trung tâm thông tin tín dụng. CIC là một đơn vị hành chính, hệ thống thông tin trực thuộc quyền quản lý, điều hành của Ngân hàng nhà nước Việt Nam. Có chức năng, nhiệm vụ liên quan đến hoạt động về cung cấp thông tin tín dụng bao gồm: xử lý, lưu giữ, bảo mật dữ liệu thông tin tín dụng, khai thác, sử dụng sản phẩm, dịch vụ thông tin tín dụng và đưa ra các dự báo về tình hình tài chính, thông tin tín dụng trong và ngoài nước phục vụ cho yêu cầu quản lý của ngân hàng nhà nước.
Đơn vị này có chức năng:
- Đăng kí tín dụng quốc gia cho tất cả người dùng theo quy định của pháp luật hiện hành. Từ đây , đơn vị sẽ hỗ trợ mọi người sẽ kiểm tra CIC nhanh chóng.
- Thu nhập thông tin về nợ xấu của các tổ chức, cá nhân đi vay tín dụng. Sau đó CIC sẽ tiến hành xử lý, lưu trữ và phân tích thông tin tín dụng.
- Phòng ngừa và hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro tín dụng có thể xảy ra.
- Chấm điểm tín dụng của mọi người trên tư cách pháp nhân. Kế đến đơn vị sẽ xếp hạng tín dụng của từng cá thể trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Mục đích của việc làm này chính là phục vụ công tác quản lý của ngân hàng nhà nước.
- Cung cấp các loại hình dịch vụ và sản phẩm tín dụng theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Nói một cách dễ hiểu là khi bạn tham gia một dịch vụ vay vốn nào từ ngân hàng như: vay thế chấp, vay trả góp, vay tín dụng,… thì mọi thông tin của bạn cũng như thời gian vay, thời gian thanh toán,… đều được cập nhật lên hệ thống CIC do ngân hàng nhà nước quản lý. Nhờ có hệ thống CIC, Ngân hàng Nhà nước nói chung và các ngân hàng đơn vị có thể quản lý các hoạt động nợ của bạn, từ đó đánh giá uy tín tín dụng để biết được bạn có nợ xấu tồn đọng hay không trước khi đưa ra quyết định cho bạn vay vốn.
Từ đó cho thấy CIC vô cùng quan trọng đối với ngân hàng, tổ chức tài chính cũng như khách hàng vay vốn. Nhờ vào CIC mà ngân hàng có cơ sở dữ liệu đánh giá, sàn lọc đối tượng cho vay nhằm giảm các rủi ro liên quan đến hoạt động tín dụng của khách hàng. Và đối với khách hàng thì thông qua CIC để kiểm tra hoạt động vay vốn sẽ giúp bạn hiểu và đánh giá tín dụng của bản thân, qua đó quản lý tài chính một cách tốt hơn.
Kiểm tra nợ xấu online thông qua CIC
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra nợ xấu có thể xuất phát từ chủ quan, cố tình hay vô tình quên đóng các khoản lãi, vốn, phí cho ngân hàng hay tổ chức tài chính. Để biết mình có dính vào nợ xấu hay không khách hàng có thể kiểm tra nợ xấu của mình bằng cách đến trực tiếp tại ngân hàng, hay tổ chức tài chính mình đã vay vốn, hoặc có thể kiểm tra thông tin một cách nhanh chóng bằng điện thoại di động, máy tính thông qua kiểm tra online qua CIC.
Sau đây, sẽ hướng dẫn các bạn kiểm tra nợ xấu online thông qua CIC.
Hướng dẫn kiểm tra nợ xấu thông qua website của CIC
Bước 1: Truy cập vào website http:// cic.org.vn (website chính thức của trung tâm thông tin tín dụng thuộc ngân hàng nhà nước Việt Nam – CIC) để đăng ký thông tin:
- Nếu bạn chưa có tài khoản tại CIC thì bạn phải đăng ký tài khoản bằng cách chọn nút: “ Khai thác nhu cầu vay”
- Nếu bạn đã có tài khoản tại CIC thì chọn vào nút: “ Đăng nhập”
Bước 2: Bạn tiến hành đăng ký các thông tin cá nhân cần thiết như:
- Họ và tên
- Ngày sinh
- Số điện thoại
- Số CMND/thẻ căn cước công dân
- Ảnh CMND/ thẻ căn cước công dân
- Địa chỉ: Tỉnh/thành phố, quận/huyện, phường xã, địa chỉ liên hệ
- Mật khẩu
Sau khi điền các thông tin yêu cầu để đăng kí theo hướng dẫn trên màn hình. Bạn nhấn vào nút: “Tiếp tục” để thực hiện các bước tiếp theo.
Cần lưu ý: khách hàng phải nhập đúng địa chỉ Email và số điện thoại thực để nhận thông báo quan trọng và mã xác nhận bên CIC.
Bước 3: Nhập mã OTP được trung tâm CIC gửi về số điện thoại hoặc Email khách hàng đã đăng ký, sau đó nhấn vào nút : “ Đồng ý” để chấp nhận các điều khoản cam kết.
Sau đó nhấn nút : “Tiếp tục” để thực hiện các bước tiếp theo.
Bước 4: Trong vòng 24 giờ (theo giờ làm việc) nhân viên tín dụng CIC sẽ liên hệ với bạn để xác nhận các thông tin như CMND/ thẻ căm cước để xác nhận chính chủ. Nếu đúng chính chủ sẽ thông báo tình trạng tín dụng hiện tại của khách hàng qua địa chỉ Email mà khách hàng đã cung cấp.
Hướng dẫn kiểm tra nợ xấu thông qua ứng dụng của CIC
Bước 1: Tải app CICB cho IOS hoặc Ardroid
Bước 2: Sau khi tải về và cài đặt thành công app, khách hàng cần tạo tài khoản cho mình bằng cách điền cách thông tin pháp lý bao gồm:
- Họ và tên
- Ngày sinh
- Số điện thoại
- Số CMND/thẻ căn cước công dân
- Ảnh CMND/ thẻ căn cước công dân
- Địa chỉ: Tỉnh/thành phố, quận/huyện, phường xã, địa chỉ liên hệ
- Mật khẩu
Bước 3: Sau khi tạo tài khoản thành công khách hàng phải chờ CIC duyệt hồ sơ pháp lý và có thể sử dụng.
Đã có rất nhiều khách hàng thắc mắc, bày tỏ bức xúc vì không biết lý do mình bị nợ xấu. Qua cách kiểm tra nợ xấu online bằng CIC, sẽ giúp khách hàng tiết kiệm được thời gian mà, còn kiểm tra các thông tin tín dụng các nhân một cách nhanh chóng và chính xác. Dựa vào hướng dẫn cụ thể qua các bước như trên khách hàng có thể kiểm tra các hoạt động tín dụng tại bất kỳ ngân hàng, tổ chức tài chính nào mà bạn đã từng vay vốn như: Agribank, BIDV, VCBbank, OCB,…
Kết luận: Hy vọng qua bài viết này đã phần nào giải đáp thắc mắc cho quý đọc giả hiểu về CIC cũng như cách kiểm tra nợ xấu online bằng CIC. Từ đó biết được mình có nợ xấu hay không để rồi làm rõ các thông tin về khoản nợ bằng cách liên hệ với ngân hàng hay tổ chức tín tài chính mà mình đã vay vốn. Để thanh toán các khoản nợ cũng như tìm cách khắc phục hay giải trình cho những lần vay vốn tiếp theo.